Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp làm sạch cao răng tại nhà rất hiệu quả mà lại không tốn kém, rất nhiều người đã thử và có những phản hồi tích cực về những cách này.
Cao răng là cặn cứng trên bề mặt răng do sự khoáng hóa của mảng bám răng.
Cao răng có màu vàng hoặc đen, cứng, bề mặt thô ráp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, gây mất thẩm mỹ.
Chúng thường tích tụ nhiều trên bề mặt răng tại những vị trí sau : mặt trong răng cửa dưới, răng hàm dưới, mặt ngoài răng hàm hàm trên
Có 2 loại cao răng: (phân biệt theo vị trí)
– Cao răng trên lợi: xuất hiện ở ngay hoặc phía trên đường viền lợi, có thể nhìn thấy dễ dàng
– Cao răng dưới lợi: xuất hiện ở phía dưới đường viền lợi, thường khó quan sát.
Tác hại của cao răng
Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
Phương pháp lấy cao răng
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm tần số 25kHz, cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.
Làm gì để phòng ngừa cao răng?
Đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.
Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng các loại kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được.
Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần. Các bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa uy tín và chuyên sâu về răng hàm mặt như: Viện Răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt để khám…
Khi nào lấy cao răng
Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm “điên đầu” nhiều người khi hàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lời khuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?
Cách lấy cao răng cực hiệu quả tại nhà
Cao răng có thể phá hủy các nướng răng và gây viêm răng. Nếu bỏ qua, chúng có thể gây sâu răng diện rộng. Cao răng phản ánh thói quen ăn uống nghèo nàn, không thường xuyên đánh răng và chỉ nha khoa, thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Bạn cũng có thể làm sạch vùng miệng và loại bỏ cao răng bằng những mẹo vặt đơn giản khi ở nhà với các nguyên liệu cực dễ kiếm.
Dâu tây + bột nở
Nguyên liệu: Dâu tây một trái, 1/2 muỗng cà phê bột nở.
Cách làm: Nghiền nhuyễn dâu tây, trộn lẫn với bột nở, dùng bàn chải dạng mềm bôi hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt răng. Khoảng 5 phút sau, đánh sạch hỗn hợp này bằng kem đánh răng và súc miệng. Đây là biện pháp khá tiện lợi để loại bỏ cao răng, giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng.
Trong dâu tây có chứa axit malic, giúp loại bỏ và ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng. Bột nở có tác dụng làm trắng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ phát huy hiệu quả tuyệt vời trong việc tẩy sạch các vết ố trên răng khi uống cà phê, rượu vang, coca hay hút thuốc…Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi axit malic trong dâu tây có thể làm hại men răng. Mỗi tuần áp dụng một lần là hợp lý nhất.
Dấm
Nguyên liệu: Dấm, muối, nước ấm.
Cách làm: Pha lẫn ba nguyên liệu với nhau, ngậm từ 1 – 3 phút trong miệng, sau đó đánh răng như bình thường. Hỗn hợp này cũng có tác dụng rõ rệt trong việc loại bỏ cao răng, các vi khuẩn có hại và hơi thở không thơm tho.
Vỏ cam
Nguyên liệu: Vỏ cam, kem đánh răng
Cách làm: Phơi khô vỏ cam, xay thành bột, trộn với kem đánh răng thành hỗn hợp sệt để dùng. Hàm răng của bạn sẽ sáng trắng và bóng lên trông thấy với thứ nguyên liệu cực phổ biến này.
Vỏ chanh
Nguyên liệu: Vỏ chanh tươi, một thìa cà phê bột nở, một thìa muối biển.
Cách làm: Thái nhỏ vỏ chanh, trộn đều với bột nở và muối biển đã chuẩn bị. Để tạo độ đặc sệt vừa phải cho hỗn hợp, cho thêm một thìa cà phê nước sôi để nguội và trộn đều. Có thể sử dụng hỗn hợp này thay cho kem đánh răng, hoặc dùng sau khi vệ sinh răng miệng bằng kem bình thường.
Lạc sống
Nguyên liệu: Một vài hạt lạc sống.
Cách làm: Nhai vụn một vài hạt lạc sống trong miệng, không cần nuốt, sau đó dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết.
Muối
Nguyên liệu: Muối tinh.
Cách làm: Pha loãng muối với nước tinh khiết, dùng súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ là sát thủ của mọi loại vi khuẩn trong khoang miệng. Muối mặn còn giúp giảm đau răng, sâu răng và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của cao răng.
Thực phẩm tốt cho răng
Ăn một quả táo mỗi ngày. Táo rất tốt trong việc bảo vệ răng khỏi các mảng bám và cao răng. Mỗi ly sữa, sữa chua hay pho mát mỗi ngày cũng mang lại nhiều lợi ích cho răng. Canxi có trong các loại thực phẩm này sẽ giúp răng của bạn chắc khỏe. Các loại trái cây như chanh, cam hay quả lý gai rất giàu vitamin C, chúng sẽ bạn chống lại các căn bệnh về nướng như scorbut (bệnh do thiếu vitamin C).
Dầu dừa tinh khiết
Dầu dừa tinh khiết rất tốt cho răng và là giải pháp tuyệt vời để loại bỏ cao răng. Hàng ngày, dùng dầu dừa chà sát lên toàn bộ hàm răng. Việc này sẽ ngăn chặn các mảng bám hình thành cao răng.
Glycerine
Glycerine được biết đến như một loại nước sát trung nhẹ cho răng lợi cũng như loét miệng. Vì vậy, việc thường xuyên xoa bóp nướng và răng bằng Glycerine sẽ giúp bạn tránh hiện tượng cao răng. Sau khi sử dụng glycerine bạn nên súc miệng để tống các mảng bám bẩn ra ngoài.
Trà
Trà đen có chứa nhiều florua là một chất quan trọng trong việc ngăn ngừa mảng bám và sự hình thành cao răng. Vì vậy, uống 2 ly trà đen mỗi ngày sẽ rất tốt cho răng. Trà xanh cũng rất tốt, chúng có tác dụng chống lại vi khuẩn và tránh hiện tượng sâu răng.
Dầu mè
Dầu mè là phương pháp điều trị rất tốt đối với nướu răng. Súc miệng bằng dầu mè và nước ấm hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ răng khỏi hiện tượng cao răng và bảo vệ nướu.
Dấm
Hỗn hợp gồm dấm, muối và nước ấm là cũng giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề cao răng. Súc miệng bằng hỗn hợp này sẽ làm sạch răng bạn bằng cách loại bỏ những vi khuẩn có hại.
Đinh hương
Cao răng là nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị đau và ê buốt. Để khắc phục vấn đề này, bạn chỉ cần nhai một chút đinh hương.
Đá
Nếu hàm và nướu của bạn bị đau, hãy dùng đầu ngón tay chà lên đá lạnh sau đó massage hàm và nướng của bạn. Điều này sẽ làm mát và dịu những cơn đau.
Xô thơm và cỏ xạ hương
Các loại thảo mộc như cây xô thơm và cỏ xạ hương mang lại nhiều lợi ích cho răng. Làm sạch răng thường xuyên với nước chiết xuất từ cây xô thơm và xạ hương sẽ mang lại cho bạn hơi thở thơm tho và một hàm răng khỏe.
Tuy nhiên, nếu các bạn vẫn chưa hết sau khi đã thực hiện những cách trên, hãy đến với Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét