Bệnh hôi miệng là một căn bệnh phiền toái, khiến cho chúng ta có mùi cơ thể. Chính điều này làm bản thân mất tự tin, khó giao tiếp hàng ngày.
✰ Hôi miệng là bệnh gì?
Bệnh lí hôi miệng được phát hiện vào những năm 1550 trước Công nguyên và bệnh càng ngày càng phổ biến cho tới bây giờ, là bệnh lí gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy đây là bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh, theo thống kê cho thấy những người mắc bệnh hôi miệng kinh niên đều rơi vào tình trạng trầm cảm, tự ti với bản thân, cuộc sống vất vã bởi mùi hôi từ miệng ảnh hưởng nhiều đến các cuộc đối thoại, giao tiếp trong công việc.
Hiện nay, hôi miệng ảnh hưởng đến 1/3 dân số và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh họat cá nhân, công việc, tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt trong cản trở trong việc tình cảm. Thật chất, hôi miệng không khó chữa đến vậy đâu nên bạn đừng quá lo lắng về mùi hôi ở miệng mình, để có cách chữa trị đơn giản tại nhà.
✰
Nguyên nhân gây hôi miệng
Bệnh hôi miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng 90% hôi miệng xuất phát từ miệng, những hợp chất gây hôi miệng là kết quả khi vi khuẩn phân hủy các protein, máu, dịch lợi, peptide, mucin trong nước bọt và những thực phẩm còn bám lại trên về mặt răng miệng tạo nên các hợp chất lưu huỳnh bay hơi, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Những nguyên nhân gây hôi miệng là:
1. Nguyên nhân xuất phát từ miệng
a) Do khô miệng
Khi lượng nước bọt trong miệng bị giảm 50% mức độ so với bình thường sẽ gây ra hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, các vi khuẩn có trong miệng bắt đầu phát triển sẽ gây ra hôi miệng. Do tuyến nước bọt hoạt động kém, cơ thể bị mất nước, thiếu sinh tố, mắc các bệnh tiểu đường, dùng thuốc tây… là nguyên nhân khiến miệng bạn bị khô và gây ra các triệu chứng khó nuốt, giảm vị giác, thường giảm vị giác, viêm niêm mạc…
b) Do nhiễm trùng và sâu răng
Nhiễm trùng và sâu răng là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi phát triển mạnh, các thức ăn thừa còn đọng lại trên các lỗ hổng của răng bị phân hủy khiến hơi thở bạn có mùi hôi khó chịu. Hoặc do bệnh quanh Implant, tủy hoại tử, không làm sạch cao răng, mắc bệnh viêm lợi, ung thư miệng, tổn thương miệng… là những nguyên nhân khiến miệng bốc mùi hôi.
c) Do các mảng bám lưỡi
Mảng bám lưỡi bao gồm các tế bảo biểu mô trong miệng, thức ăn thừa, xác tế bào bạch cầu và cả vi khuẩn, vùng lưỡi có các vết nứt tạo ra môi trường ít oxy, làm ngăn cản hoạt động của tuyến nước bọt và đây chính là điều kiện giúp cho vi khuẩn kị khí phát sinh. Mảng bám lưỡi được xem là nguyên nhân chính từ miệng gây nên bệnh hôi miệng, đây là nguồn gốc sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh bay hơi ở cả người khỏe mạnh và người bị bệnh quanh răng.
Nguyên nhân hôi miệng xuất phát chính từ miệng
Nguyên nhân hôi miệng xuất phát chính từ miệng
2. Nguyên nhân xuất phát ngoài miệng
a) Do đường hô hấp
Theo nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là nguyên nhân gây ra bệnh lí hôi miệng. Mà đặc biệt là bệnh amidan, một số người có sỏi amidan “tonsilloliths” lúc ho cũng phát ra mùi hôi rất khó chịu. Sỏi amidan chứa các vi khuẩn kị khí Eubacterium, Fusobacterium, Porphyromonas và Prevotella sản sinh ra khí sunfua dễ bay hơi- chính xác thì mùi hôi thối khi nói chuyện bay ra.
>>
Cách trị hôi miệng nhanh nhất
b) Do đường tiêu hóa
Nguyên nhân xuất phát từ đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị phải bệnh hôi miệng, bởi các ảnh hưởng từ các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi sẽ có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi hôi ra từ miệng. Ngoài ra, một số bệnh khiến hôi miệng như: viêm dạ dày, dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi chướng bụng, táo bón…
c) Ăn uống không lành mạnh
Khi nói chuyện mùi hôi bay ra từ các mùi thực phẩm bạn vừa dùng và chỉ những thực phẩm có mùi nồng mới để lại mùi hôi này như tỏi, hành lá, hành củ,… hoặc với những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia thì mùi hôi càng nặng và dễ nhận biết hơn. Ngoài những nguyên nhân trên, hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác như mắc các bệnh ung thư phải điều trị thuốc, do ảnh hưởng của tâm lí, do mắc các bệnh gan, thận, tiểu đường,…
✰ Vậy hôi miệng nên uống thuốc gì?
Hôi miệng là bệnh không quá khó để chữa trị, để chữa trị bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, sử dụng những cây nhà lá vườn xung quanh ta để chữa hôi miệng cũng rất hiệu quả. Một số bài thuốc chữa hôi miệng tại nhà bạn có thể áp dụng như:
khử hôi miệng bằng chanh
cách trị hôi miệng bằng mật ong
cách chữa hôi miệng bằng gừng
chữa hôi miệng bằng dưa chuột
rễ cây lá lốt chữa hôi miệng
Hãy phòng tránh bệnh hôi miệng với nhũng lời khuyên hữu ích ở trên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy nhớ nguyên tắc cơ bản đó.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét