Cao răng thường là tác nhân gây nhiều bệnh lý răng miệng. Do vậy mà các nha sĩ thường khuyên ta nên lấy cao răng định kỳ. Tuy nhiên, có những thông tin trái chiều rằng lấy cao răng thường xuyên sẽ làm hỏng men răng. Sự thật là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
1. Tác hại của cao răng cho biết có nên lấy cao răng thường xuyên không?✿
Cao răng làm răng xấu điĐiều này là chắc chắn bởi màu cao răng hóa vàng hoặc đen cũng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ đặc biệt lớn đối với khuôn miệng. Mảng bám không được làm sạch trên răng sau ăn 15 phút thì nguy cơ bị cao răng tại vị trí đó là rất cao. Cặn lắng cao răng rất cứng khó lấy được bằng cách đánh răng hay những cách thông thường. Bởi vậy, khi đã bị cao răng, bệnh nhân buộc phải “chung sống” với nó, nhìn thấy nó hàng ngày khi cười nói. Tốc độ xuất hiện cao răng ở nhiều người là khác nhau với mức độ nhiều ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhất định nên cần dựa vào đó để biết có nên lấy cao răng thường xuyên không.
Cao răng không được lấy thường xuyên có thể gây nên bệnh lý răng miệng
✿
Cao răng là ổ bệnh cho răng miệngĐây chính là cách nói chính xác để chỉ về cao răng. Trong thành phần của cao răng có carbonat, phosphate, cặn mềm (mảnh vụn thức ăn và các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn và xác tế bào biểu mô. Nguy hiểm hơn, cao răng còn là nơi lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. Những tích tụ này có thể “biểu tình” bằng hàng loạt các bệnh về răng miệng.
– Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, phản ứng viêm sẽ làm tiêu xương ổ răng, tụt nướu, là dài thân răng (thực chất là chân răng ngày càng lộ ra khỏi nướu). Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống, răng dễ lung lay, tiêu xương nhanh hơn.
– Bênh nha chu: bệnh này liên quan đến các tổ chức quanh răng, gây ra do vi khuẩn quanh răng. Và cao răng chính là “tổ” của vi khuẩn gây ra căn bệnh này. Biểu hiện ở việc bị chảy máu, miệng hôi , ê buốt, răng lung lay dẫn tới rụng răng sớm.
Lấy cao răng quá thường xuyên có thể gây hại cho răng
– Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng chính là nguyên nhân sâu xa gây viêm niêm mạc miệng, lở miệng (ap xe), thậm chí nặng hơn là các bệnh vùng mũi, họng và tim mạch.
Những tác hại này của cao răng cũng đã đủ để cho bạn biết có nên lấy cao răng thường xuyên không?
2. Có nên lấy cao răng thường xuyên không?Có nên lấy cao răng thường xuyên không là băn khoăn của khá nhiều bệnh nhân. Với một loạt những bệnh lý có liên quan đến cao răng thì tốt nhất bạn nên đi lấy cao răng định kỳ. Lưu ý rằng, cao răng cần đi lấy định kỳ mới tốt. Việc tác động quá nhiều đến răng hoặc lấy cao răng mà khoảng cách giữa các lần lấy quá gần nhau là không nên. Sau mỗi một lần lấy cao răng, răng của bạn cần được “thư giãn” và tái tạo lại sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ ăn nhai và tô điểm cho nụ cười.
Không lấy cao răng định kỳ sẽ dễ bị mắc các bệnh về răng miệng
Nếu sau mỗi tháng đi lấy cao răng một lần thì nguy hại cho răng là hiển nhiên, hơn nữa đó là việc làm không cần thiết vì sau một tháng mảng bám chưa thể tạo ra các mảng bám lớn có thể nhìn thấy. Có những người vệ sinh răng miệng tốt, chải răng kỹ, mảng bám ít đọng lại thì có thể sau vài tháng cũng không có cao răng. Nếu bạn theo dõi răng thường xuyên, hàng ngày thì ngay khi thấy có cao răng nên đi lấy. Hoặc khoa học nhất, bạn nên kiểm tra định kỳ 3-4 tháng/lần để kiểm tra có cao răng hay không. Đây cũng là dịp để bạn phát hiện sớm bệnh răng miệng nếu có. Riêng chu kỳ lấy cao răng thông thường là 6 tháng. Nhưng nếu có cao răng sớm hơn thì không hà cớ gì bạn phải đợi đến tháng thứ 6 mới tìm đến nha sỹ.
Hy vọng qua những chia sẽ ở bài viết trên sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo lắng về việc lấy cao răng thường xuyên làm ảnh hưởng đến men răng, hãy yên tâm đến nha khoa để thực hiện lấy cao răng nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét