Trong giai đoạn thai kỳ thì các bà bầu thường có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, nên thường xuất hiện những triệu chứng khác thường điển hình là chảy máu răng khi mang thai. Vậy nguyên do tình trạng này là gì?
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn
Thói quen thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt khi mang thai nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, tác động đến chất đường có trong mảng bám, gây nên những tổn thương nướu dẫn đến bà bầu bị chảy máu răng, đặc biệt là khi chảy máu chân răng.
Thói quen thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt khi mang thai
Nếu khi không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, hiện tượng chảy máu vẫn xuất hiện ở chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn bởi chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Bà bầu bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?
Làm sạch cao răng giảm đáng kể chảy máu chân răng khi mang thai
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu xuất phát từ viêm nướu và cụ thể là vi khuẩn có trong mảng bám gây nên, do đó, lấy cao răng sẽ là biện pháp điều trị tình trạng này triệt để nhất. Nha sĩ có thể giúp bạn vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng và dưới nướu bằng một dụng cụ chuyên dụng. Răng sau khi được làm sạch mảng bám thì hiện tượng chảy máu chân răng cũng như viêm nướu sẽ được cải thiện.
>>Xem thêm: tre em bi hoi mieng la benh gi
Khi bà bầu bị chảy máu chân răng cần làm sạch cao răng
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, lấy cao răng là một thao tác đơn giản trong nha khoa nhưng riêng đối với phụ nữ mang thai thì khi thai nhi từ tháng thứ 4-7 mới nên thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi thăm khám cụ thể, bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn một phương pháp và chỉ định cụ thể nhất.
Đặc biệt, việc lấy cao răng ngoài yêu cầu cần đảm bảo nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa thì vẫn cần làm sạch hoàn toàn mảng bám dưới nướu – nguyên nhân chính gây nên các viêm nhiễm ở nướu gây chảy máu chân răng.
Chăm sóc răng miệng khi có hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu
Sau khi cao răng được làm sạch thì việc chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Chú ý chải răng sau bữa ăn ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo một góc chếch 45 độ, tránh chải theo chiều ngang dễ gây tổn thương nướu và men răng.
Chú ý chải răng sau bữa ăn ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm
Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên kẽ răng. Có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch và hạn chế viêm nhiễm răng.
Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên kẽ răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách chính là cách điều trị bà bầu bị chảy máu chân răng hiệu quả nhất, giúp cho hàm răng luôn khỏe mạnh nên bạn không thể bỏ qua.
Lưu ý trong vệ sinh răng miệng hàng ngày khi bà bầu bị chảy máu chân răng
Chế độ ăn uống khi bà bầu chảy máu chân răng
Vitamin A giúp phát triển men răng và vitamin C rất quan trọng trong việc hình thành cơ cấu bên trong răng lợi của bé vì chúng hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và photpho. Do đó, bạn nên lưu ý tăng cường các loại vitamin này bằng thuốc uống cũng như các loại rau quả, thực phẩm tươi sống.
Vitamin A và C trong thực phẩm giúp loại bỏ nguy cơ chảy máu chân răng
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cần phải bổ sung nhiều canxi. Ngoài ra, nên cung cấp đầy đủ protein để tái tạo năng lượng cho cơ thể cũng như đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Bổ sung nhiều canxi và protein đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé
Mặc dù chảy máu chân răng không nguy hiểm trực tiếp đến mẹ và thai nhi nhưng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh răng miệng, những bệnh răng miệng này ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu chảy máu chân răng cần đến ngay nha sĩ để khám và điều trị.
Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có thể chăm sóc răng miệng cho bản thân tốt hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét