Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng tại sao bị hôi miệng trong khi vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Câu trả lời nằm ở bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân tại sao bị hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng -
Do mắc các bệnh lý răng miệngSâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng, viêm lưỡi, viêm khoang miệng, lở miệng, khô miệng thường khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Có bộ phận trong khoang miệng bị phá hủy các tế bào lành lặn, viêm sưng có mủ, đau nhức kéo dài. Sức đề kháng của cơ thể lúc này kém, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến miệng bốc mùi hôi.
Có những bệnh lý gây đau thường khiến chúng ta dễ biết được mình tại sao bị hôi miệng, nhưng có những bệnh lý ở giai đoạn mới chớm không có biểu hiện rõ rệt, nên khó nhận biết cả vấn đề bị hôi miệng hay không và bị mắc bệnh lý răng miệng khác không.
Tại sao bị hôi miệng khi ăn thực phẩm có mùi.
Các thực phẩm có mùi như: Tỏi, hành, các loại cá tanh, một số loại thịt giàu protein khi ăn vào làm hơi thở nặng mùi, phải khi tiêu hóa hết thức ăn đó trong cơ thể thì mới hết mùi.
Bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt.
Vệ sinh răng miệng không tốt, đánh răng không sạch, thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành nhiều mảng bám, cao răng đóng dày ở chân răng khiến hơi thở bị hôi.
2. Tại sao bị hôi miệng khi mắc các bệnh lý khác trong cơ thể
- Bị trào ngược dạ dày do viêm dạ dày, bệnh tiểu đường , bị suy thận, suy gan,…là những căn bệnh gây nên hôi miệng: Bệnh dạ dày khiến hơi trong dạ dày bị trào ngược lên, còn suy gan suy thận khiến cơ thể nóng trong, chất độc không được bài tiết tốt ra ngoài nên những độc tố còn đọng lại không thoát ra khiến hơi thở bị biến mùi, không còn thơm tho.
- Các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm cuống họng, bị dịch phổi cũng gây hôi miệng vì những căn bệnh này đều liên quan đến đường hô hấp, khi thở ra hơi thở sẽ có mùi.
- Việc phát hiện ra các bệnh lý này cần phải được bác sĩ thăm khám bởi bệnh nhân họ không biết mình bị bệnh gì, cũng rất khó để hiểu mình tại sao bị hôi miệng.
3. Một số nguyên nhân tại sao bị hôi miệng khác
- Do dùng thuốc: Có một số loại thuốc có tác dụng phụ khiến miệng bị hôi trong thời gian uống thuốc, trong thuốc có thành phần gây ảnh hưởng tới một vài bộ phận ở khoang miệng hay tuyến nội tiết khiến miệng bị hôi.
- Do sinh lý: Ở phụ nữ có những khoảng thời gian nội tiết tố bị thay đổi lên xuống rất bất thường, ngoài việc gây những biến động tới tinh thần nó còn gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
4. Làm thế nào để biết tại sao mình bị hôi miệng
- Có trường hợp bị hôi miệng có thể tự nhận biết được, có một số trường hợp không tự nhận biết được. Kiểm tra hơi thở để biết mình bị hôi miệng như thế nào: Lấy tay che miệng rồi hà hơi kiểm tra xem hơi thở hoặc nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra hộ là cách tốt nhất.
- Đi bác sĩ kiểm tra để xem tại sao bị hôi miệng nếu hơi thở có mùi quá nặng, hơi thở bỗng dưng nặng mùi thì chắc chắn bạn bị mắc bệnh răng miệng nào đó hoặc bị mắc các bệnh chuyên khoa.
- Tỷ lệ hôi miệng do mắc bệnh lý răng miệng là cao nhất, khi đó cần được điều trị bởi bác sĩ nha khoa. Bản thân các bệnh lý răng miệng khiến môi trường trong miệng bị mất cân bằng, khi nó được điều hòa trở lại thì hôi miệng sẽ mất.
- Mắc các bệnh chuyên khoa thì ta vẫn đánh răng đều đặn bình thường, răng miệng vẫn sạch sẽ nhưng miệng lại có mùi hôi, những trường hợp này nên điều trị chuyên khoa thì bệnh mới khỏi hoàn toàn, hôi miệng cũng sẽ hết.
- Hôi miệng trong thời gian ngắn đều do ăn thực phẩm hay do một số tình trạng tức thời của cơ thể nên dễ dàng để loại bỏ mùi hôi. Những trường hợp này không gây hậu quả nghiêm trọng, nếu thấy khó chịu và ngại ngùng vì hơi thở của mình thì có thể ngậm và nhai một số loại kẹo cao su làm thơm miệng.
5. Khi biết tại sao bị hôi miệng thì trị hôi miệng bằng cách nào?
Làm giảm mùi hôi:
- Dùng một số loại nước súc miệng có tinh dầu mang tính khử mùi như bạc hà, trà xanh.
- Uống đủ nước để không làm miệng bị khô, nước bọt tiết ra đủ để trung hòa các axit và các vi chất trong miệng,
- Lấy nước cốt chanh pha cùng nước lọc để súc miệng.
- Dùng nước trà xanh để uống để súc miệng.
- Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt và làm thơm miệng.
Phòng bệnh:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp miệng thơm tho hàng ngày, tránh mắc các bệnh về răng miệng
- Đi khám nha sĩ định kì để bảo vệ răng miệng, lấy cao răng đúng hẹn theo lịch của nha sĩ để răng sạch, không có mùi hôi.
- Có lối sống khỏe mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể thao rèn luyện thân thể tránh mắc các bệnh lý khác.
Nếu có bất kì dấu hiệu gì lạ trong cơ thể như miệng bỗng nhiên bị hôi thì cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: Tại sao bị hôi miệng đầy đủ và chi tiết nhất.
Hy vọng qua những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn đẩy lùi căn bệnh hôi miệng, trở nên tự tin hơn. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu kỳ lạ như miệng bỗng nhiên bị hôi thì nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra cũng như chữa trị kịp thời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét