Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng.
Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.
Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.
Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi
Bé đang bị viêm xoang, viêm amidan
Thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi
Cách trị hôi miệng cho bé
Dùng mật ong: Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi.
Dạy bé cách đánh răng: Dạy bé đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng.
Vệ sinh lưỡi cho bé: Mẹ có thể dùng gạc để rơ lưỡi cho bé, chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy khó chịu. Nên kết hợp việc vệ sinh lưỡi ngay trong quá trình đánh răng cho bé.
Giảm bớt các gia vị gây mùi như hành, tỏi trong thực đơn của bé.
Điều trị bằng thuốc đông y
Rau hương nhu sắc kỹ, dùng nước súc miệng cho bé nhiều lần trong ngày.
Nghiền mịn hạt mướp đắng, hòa với mật rồi vo thành viên, cho bé ngậm vào mỗi sáng — Thái nhỏ 100g lá trầu không, sắc với 200ml nước đến khi đặc, dung nước này súc miệng cho bé, ngày 3-4 lần.
Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm chân răng có mủ ở trẻ.
Mùi tàu 1 nắm, sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng cho bé. Làm nhiều lần trong ngày, liên tục trong 5-6 ngày.
Trên đây là những chia sẽ về bệnh hôi miệng và cách điều trị, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn cũng như giúp điều trị bệnh hôi miệng cho bé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét