Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ luôn là nỗi bận tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hay cùng tìm hiểu cách điều trị cho bé bị sâu răng sữa qua bài viết sau đây nhé.
Trước tiên là hệ thống răng sữa của bé có tổng cộng 20 chiếc, 10 chiếc trên và 10 chiếc dưới. Đến khi 6 tuổi bé sẽ thay những chiếc răng cố định đầu tiên và cho đến khi kết thúc là 13-14 tuổi.
Làm gì khi răng sữa bị sâu
Răng sữa có vai trò giữ khoảng và định hướng cho các răng cố định mọc lên đúng vị trí. Răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp bé ăn nhai vững vàng, phát âm chuẩn, cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ hơn.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ.
Do lớp men răng sữa còn mỏng, chưa được hoàn thiện nên dễ bị các vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Khi mang thai các mẹ có chế độ ăn uống thiếu canxi thì men răng của bé cũng dễ bị yếu, nguy cơ sâu răng sữa sẽ nhiều hơn. Cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé, để bé ăn đồ ngọt quá nhiều, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, vi khuẩn phát triển tạo ra các axit phá hủy men răng, gây sâu răng
Một điều nữa là do bố mẹ chủ quan cho rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng cố định. Vì hàm răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như hệ răng cố định nên khi răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn một phần bị hạn chế, khiến tiêu hóa của trẻ kém đi và nếu bị sâu hoặc rụng quá sớm thì hệ răng cố định của trẻ có nguy cơ bị mọc lệch cao.
→
chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền
Vậy phụ huynh cần làm gì khi răng sữa bị sâu
Giống như răng người lớn, hệ răng sữa của bé có hàng ngàn loại vi khuẩn gây hại. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc để tránh sâu răng sữa làm ảnh hưởng đến hệ răng vĩnh viễn sau này, thậm chí các mẹ trong giai đoạn mang thai cần phải bổ sung canxi nhiều hơn như nghêu, sò, ốc, tôm…
Làm gì khi bé bị sâu răng sữa
Ngay khi bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ nên dùng một miếng gạc nhúng vào nước muối ấm để vệ sinh răng và lưỡi của bé. Sau khi bú nên cho bé uống một miếng nước lọc để tráng miệng. Và đến thời điểm sử dụng bàn chải thì nên chọn mua những bàn chải lông mềm, hình thú ngộ nghĩnh để mỗi lần chải răng là một niềm vui.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước uống có ga. Tránh không cho bé ngậm thức ăn trong miệng quá lâu sẽ không tốt cho răng. Nếu phát hiện răng bé có dấu hiệu sâu răng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị. Đối với các răng bị sâu thì bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu và tiến hành trám lại. Với các răng sâu quá lớn, sâu răng đến buồng tuỷ gây đau nhức thì bác sĩ sẽ điều trị tuỷ để bảo tồn, chờ đến tuổi thay hoặc nhổ bỏ nếu mầm răng cố định ở dưới phát triển phù hợp.
Vì thế quý phụ huynh không nên coi thường sâu răng sữa, nên dẫn bé đi khám răng định kỳ để tránh mắc các bệnh răng miệng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét