Trám răng Inlay/Onlay là kỹ thuật trám gián tiếp, được sử dụng khá phổ biến với chất liệu trám thường bằng sứ hoặc kim loại. So với trám trực tiếp với vật liệu composite hay amalgam thì hàn trám Inlay/Onlay có độ bền chắc cao, gần như tương đương với bọc răng sứ và quy trình trám cũng phức tạp hơn.
Không giống như trám trực tiếp với composite, hàn trám Inlay/Onlay mang khá nhiều đặc trưng khác biệt nhưng lại đem đến một hiệu quả lâu bền với khả năng ăn nhai đảm bảo không bị bong tróc. Vậy quy trình trám răng Inlay/Onlay được diễn ra như thế nào và công nghệ nào hàn trám răng tốt nhất hiện nay. Câu trả lời cụ thể sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây.
Inlay là cách trám mà miếng trám nằm gọn bên trong răng, không phủ lên múi răng, thường sử dụng cho những răng có lỗ sâu hoặc bể vừa phải, nếu các múi răng vẫn còn nguyên vẹn, chỉ phần mô răng bên trong bị mất đi. Trong khi đó trám Onlay thì nằm bên trên răng, phủ lên múi răng, thường dùng cho những răng có lỗ sâu hoặc vỡ lớn, các múi răng thật đã mất sau khi nạo vết sâu.
Hàn trám răng Inlay/Onlay chỉ áp dụng cho răng cối bao gồm răng hàm lớn và các răng hàm nhỏ bị sâu, vỡ mẻ mà không áp dụng cho trám các răng cửa.
Quy trình trám răng Inlay/Onlay diễn ra như thế nào?
Quy trình trám răng Inlay/Onlay thường diễn ra qua 2-3 lần thăm khám với các bước khá giống với bọc răng sứ nhưng không có bước mài răng cũng như miếng trám chỉ trùng khít với mô răng khuyết mà không ôm bọc cả thân răng như bọc sứ.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đây là bước đầu tiên trong quy trình trám răng Inlay/Onlay. Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể tình trạng răng vỡ, mẻ của bạn. Nếu răng sâu hoặc gặp các bệnh lý khác cần điều trị trước khi hàn trám.
Bước 2: Nạo sạch vết sâu, tạo xoang trám
Các răng hàm sử dụng kỹ thuật Inlay/Onlay thường là những răng bị sâu hoặc bị vỡ lớn do chấn thương. Do đó, nạo sạch vết sâu là một thao tác không thể bỏ qua nhằm loại bỏ những mô răng bị bệnh và ngăn ngừa sự phát triển trở lại của vi khuẩn. Một khi những mô răng sâu vẫn còn tồn tại sau khi hàn trám, vết sâu sẽ dần lan tới tủy và có thể gây viêm tủy khá nguy hiểm. Việc làm sạch vết sâu cũng là một bước chuẩn bị, tạo xoang trám để lấy dấu răng chế tạo miếng trám.
Bước 3: Lấy dấu răng
Bác sỹ sẽ sử dụng thết bị gắn camera mini siêu nhỏ để quét dấu răng, lấy thông số chính xác về khoang rỗng trên răng và gửi các thông số về labo chế tạo miếng trám. Miếng hàn sẽ được điêu khắc từ phôi sứ nguyên chất có hình dạng trùng khớp với chiếc phần mô răng bị mất. Thông thường, trám Inlay/Onlay chiếm nhiều thời gian nhất ở khâu chế tạo miếng trám.
Bước 4: Gắn miếng trám, hoàn thành quy trình
Miếng trám sau khi được đúc trùng với phần răng khuyết sẽ được gắn trở lại trên xoang răng bằng một loại chất kết dính đặc biệt. Nha sỹ sẽ tiến hành chỉnh sửa khớp cắn cũng như vết trám sao cho đạt được độ tương thích cao nhất và sử dụng laser để hóa cứng chất kết dính giúp giữ chặt miếng hàn trên răng vĩnh viễn, hoàn thành quy trình trám răng Inlay/Onlay.
Laser Tech – công nghệ trám răng được đánh giá tốt nhất hiện nay sẽ là giải pháp trám răng hoàn hảo nhất cho bạn. Đây là công nghệ được sáng tạo bởi Hội đồng Nha khoa Bệnh viện Răng hàm mặt Forsyth của Hoa Kỳ và được chuyển giao trực tiếp cho Nha khoa nhờ vào mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Công nghệ mới là thế hệ laser nha khoa 4.0 giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng xoang trám rỗng, thấm nước, giúp tạo ra các chân bám cố định trên răng và hoàn toàn không tác động đến cấu trúc răng. Được thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại Pháp và Hoa Kỳ, thao tác trám diễn ra nhẹ nhàng, hoàn toàn không ê buốt, giúp rút ngắn thời gian trám răng một cách tối đa chỉ trong vòng 24h.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét