Nếu bạn sắp thực hiện niềng răng thưa hay niềng răng hô thì những thông tin được chia sẻ sau đây sẽ vô cùng hữu ích với bạn đấy. Hãy chú ý theo dõi thật kỹ nhé!!!
1. Niềng răng thưa và hô nên thực hiện khi nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa nhiều năm về trước, ở độ tuổi từ 13-16 tuổi là thời gian nên thực hiện niềng răng thưa và hô. Khi này xương hàm đang trong giai đoạn phát triển việc di chuyển răng sẽ dễ hơn rất nhiều so với tuổi trưởng thành.
Càng về sau, xương hàm càng ổn định và cứng chắc thì việc tác động sẽ khó di chuyển hơn rất nhiều. Tuy nhiên không phải niềng răng ở tuổi trưởng thành không hiệu quả mà chỉ là sẽ mất nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn.
2. Lựa chọn loại khí cụ nào để niềng răng thưa và hô?
Hiện nay có 2 loại niềng răng được áp dụng rộng rãi là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong).
Nếu thiên về chi phí rẻ thì bạn nên chọn niềng răng mắc cài. Trong đó nếu niềng răng thưa và hô thì nên chọn loại mắc cài tự buộc (mắc cài tự đóng) sẽ giúp hiệu quả niềng răng cao hơn, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị.
Tuy nhiên khi sử dụng mắc cài sẽ kém thẩm mỹ và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt do mắc cài được gắn cố định.
Kể cả khi lựa chọn một số loại như mắc cài sứ, mắc cài pha lê thì nếu nhìn kỹ người đối diện vẫn phát hiện được bạn đang niềng răng. Còn chọn niềng răng mặt trong dù kín đáo nhưng vẫn không tránh khỏi bất tiện trong sinh hoạt.
Nếu thiên về thẩm mỹ và tiện lợi thì bạn nên chọn niềng răng không mắc cài. Cách này có chi phí khá cao nhưng nhờ khí cụ là khay niềng trong suốt thì đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ tuyệt đối, đồng thời bệnh nhân có thể tự tháo ra lắp vào khí cụ chỉnh nha tiện lợi hơn trong sinh hoạt, giảm thiểu số lần đến thăm khám nha sĩ.
3. Trong khi niềng răng thưa và hô nên ăn gì, kiêng gì?
Hiệu quả niềng răng không chỉ do bác sĩ và loại khí cụ chỉnh nha quyết định mà thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh nhân cũng chi phối điều này. Bởi việc tác động lực kéo lên răng khiến nền răng của bạn yếu đi và trở nên rất nhạy cảm.
Những thực phẩm bạn nên ăn khi niềng răng thưa và hô bao gồm:
+ Trong tuần đầu tiên khi chưa quen, bạn nên sử dụng đồ ăn lỏng như cháo, súp, sữa, các loại sinh tố… để tránh sử dụng lực nhai gây ê nhức răng.
+ Tiếp sau đó, bạn có thể ăn các đồ ăn được băm nhỏ hoặc có tính mềm, lỏng mà không cần sử dụng lực nhai, cắn mạnh.
Không nên ăn những đồ ăn sau:
+ Thực phẩm chứa nhiều vụn nhỏ dễ mắc, dính vào mắc cài.
+ Thực phẩm cứng, dai phải sử dụng lực cắn hoặc nhai mạnh có thể làm bong tuột mắc cài, gây cho răng xô lệch.
+ Thực phẩm chứa nhiều axit, chất đường để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
4. Niềng răng thưa và hô cần chăm sóc răng miệng như thế nào?
Khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc răng miệng bởi thức ăn dễ bám dính vào mắc cài.
+ Sử dụng loại bàn chải chuyên dành cho bệnh nhân niềng răng để lấy sạch mảnh vụn thức ăn bám dính cả trên răng và mắc cài.
+ Chải răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám ngay lập tức, tránh vi khuẩn phát triển gây hôi miệng, cao răng và nhiều bệnh lý khác.
+ Sử dụng sáp nha khoa để giảm đau khi phải đeo niềng răng. Bảo vệ lợi và môi khỏi những ma sát do mắc cài gây ra.
Với những thông tin chia sẻ về những điều cần lưu ý khi niềng răng thưa hay niềng răng móm ở trên, mong rằng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.Tham khảo dịch vụ niềng răng http://benhvienranghammatsaigon.vn/nieng-rang-tham-my.html.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét