Răng khôn thường gây ra rất nhiều rắc rối cho bệnh nhân. Không chỉ trong quá trình mọc mà sau khi nhổ răng khôn đôi khi cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nó có ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều người vẫn nghĩ?
Răng khôn hay còn gọi là răng cối lớn thứ 3 và là răng mọc sau cùng, nằm sâu trong miệng. Răng khôn bắt đầu hình thành trong xương hàm từ năm 10 tuổi và từ 17 – 25 là độ tuổi răng khôn bắt đầu mọc. Do thiếu diện tích nên khi răng khôn mọc bị “chèn ép” mọc lệch sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như sưng phồng nướu, chảy máu, hôi miệng, tạo áp xe nhiễm trùng, sưng má há miệng khó khăn hay hành sốt…
Với những chiếc răng không thể khắc phục hoặc răng khôn mọc lệch thường được bác sĩ chỉ định để nhổ. Tuy nhiên, răng khôn vốn nằm gần dây thần kinh, điều này khiến nhiều khách hàng rất băn khoăn không biết nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không, rồi những trường hợp thế nào mới phải nhổ răng khôn…
Khi nào thì mới phải nhổ răng khôn?
Không phải tất cả các trường hợp răng khôn đều được chỉ định nhổ bỏ, có một số tình huống sau đây bạn cần phải tiến hành nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng:
+ Sâu răng mức độ nặng, gây viêm tủy và vùng nướu xung quanh hoặc răng bị vỡ gần hết không thể phục hồi
+ Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thức ăn và vi khuẩn dễ tạo mảng bám gây sâu răng, viêm nướu…
+ Trường hợp bị tai nạn, răng bị lung lay hay vỡ, mẻ mức độ lớn mà không thể trám răng hay áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác.
NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÂY THẦN KINH KHÔNG?
Độ khó của một ca nhổ răng cối phụ thuộc vào hướng mọc, hình dạng và số lượng chân răng khôn. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân, các chân mọc phân kỳ hay răng mọc sát dây thần kinh hàm dưới đều là những yếu tố gây khó nhổ cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ như sưng, đau, mất cảm giác môi cằm tạm thời…
Cảm giác nhổ răng bị đau tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ. Thông thường, trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do bác sỹ chỉ định.
Nếu sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp… thì việc nhổ răng khôn diễn ra bình thường, không gây nên các biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch thì việc nhổ răng khôn cần hạn chế, nếu có tiến hành nhổ thì cũng cần thăm khám kỹ lưỡng và cần dùng đến loại thuốc tê đặc biệt không có Adrenaline hay Epinephrine để không gây kích thích tim.
Nhổ răng khôn nếu đảm bảo đúng kỹ thuật thì không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi. Trường hợp của bạn nếu như răng hàm vẫn còn sót chân răng sau tai nạn thì nha sỹ sẽ kiểm tra tổng quan sức khỏe và tiến hành nhổ bỏ khá đơn giản.
Nhìn chung, nhổ răng khôn mọc lệch, ngầm là thủ thuật khó, có độ xâm lấn lớn, đòi hỏi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao, do đó bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín với đầy đủ phương tiện để được chăm sóc và điều trị.
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Rất cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét