Nước bọt có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh lý gì? Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Nước bọt có mùi hôi có phải là bệnh lý hay không?
Nước bọt thường không có mùi vị, lượng nước bọt được tiết ra thường xuyên nhằm giúp khoang miệng của bạn có độ ẩm nhất định, ngăn khô miệng cũng như ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng, viêm nướu. Chính vì thế, khi lượng nước bọt có dấu hiệu giảm dần, hay nước bọt có mùi hôi là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn có những thay đổi bất thường.
Nước bọt có mùi hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu, e ngại khi nói.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi thường là:
Nước bọt có mùi hôi khi cơ thể của bạn thiếu nước. Lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm ẩm khoang miệng khiến miệng bạn bị khô, gây hôi miệng.
Thường xuyên sử dụng những thực phẩm có mùi như: tỏi, hành, rau… Đặc biệt hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi.
Thường xuyên sử dụng những thực phẩm có mùi như: tỏi, hành, rau.. cũng là nguyên nhân nước bọt có mùi.
Bạn đang gặp phải các bệnh lý ở vòm miệng như lưỡi, màn hầu, niêm mạc miệng, amidan, họng.. bị viêm, nhiễm khuẩn.
Nước bọt có mùi hôi xuất phát từ bệnh viêm nha chu do những mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày trong răng không được làm sạch, gây kích ứng nướu và dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Nước bọt có mùi hôi do cao răng gây ra.
Bạn gặp phải tình trạng răng bị thưa, sâu, khuyết răng, răng mọc lệch lạc… khiến việc vệ sinh răng miệng, chải răng khó khăn, không loại bỏ sạch các thức ăn dính ở trong kẽ răng, lâu dần các mảng bám này phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân tâm lý cũng có thể gặp: bạn quá chú ý, tự cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu.
Nên làm gì khi nước bọt có mùi hôi? Tư vấn từ chuyên gia
Nước bọt có mùi hôi không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe, mà còn gây cảm giác khó chịu, khiến bạn e ngại khi cười nói, giao tiếp. Vì thế, cần có những giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này càng nhanh càng tốt. Nước bọt có mùi hôi là do nhiều nguyên nhân, vì thế cách điều trị muốn đạt được hiệu quả cao cần phải dựa trên lý do hình thành hiện tượng này.
Điều trị bệnh lý:
Nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý bên trong cơ thể, từ các bộ phân của vòm miệng thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị bệnh lý hiệu quả. Khi cơ thể trở về trạng thái bình thường, nước bọt sẽ không còn mùi hôi nữa.
Thăm khám răng miệng để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị nước bọt có mùi tại nha khoa uy tín.
Nhai kẹo cao su:
Nếu nước bọt có mùi do thức ăn thì sau mỗi lần ăn uống bạn nên nhai 1 cây kẹo cao su. Đây cũng là một cách làm tăng lượng nước bọt, làm sạch vi khuẩn và các mảng bám trong khoang miệng, nhờ đó khử đi mùi hôi khó chịu của nước bọt và giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn.
Nhai kẹo cao su để cải thiện nước bọt có mùi hôi và tăng lượng nước bọt tiết ra.
Cạo vôi răng tại nha khoa:
Đa phần nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, nước bọt có mùi hôi hay viêm lợi, viêm nha chu đều bắt nguồn từ các mảng bám cao răng tích tụ trong kẽ chân răng. Vì thế, cách khắc phục tối ưu nhất khi nước bọt có mùi hôi chính là thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần tại nha khoa uy tín.
Hiện nay, với phương pháp cạo vôi răng bằng công nghệ siêu âm hiện đại, nhờ bước sóng siêu âm mạnh mẽ len lõi vào từng kẽ chân răng, loại bỏ các mảng vôi răng cứng chắc một cách triệt để. Nhưng hoàn toàn không gây đau rát, ê buốt răng nướu, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.
Cạo vôi răng giải pháp hiệu quả nhất để trị dứt điểm nước bọt có mùi.
Hiện nay, Nha khoa KIM là địa chỉ đi đầu trong trang bị công nghệ cạo vôi răng siêu âm, giúp điều trị triệt để tình trạng hôi miệng, nước bọt có mùi hôi, ngăn nguy cơ về các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi…
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa về cách khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi. Cám ơn bạn đã theo dõi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét